Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

ghghgj


Từ lâu cây càng cua được biết đến là món ăn ngon miệng , bổ dưỡng hàng ngày của mọi người. Chắc hẳn mọi người chưa biết đây còn là một dược liệu quý chữa được các bệnh khác nhau. Nó có thể giúp bạn chữa viêm họng, thiếu máu.  thanh nhiệt, giải độc cơ thể và cả bệnh tiểu đường.
Phúc Nguyên Đường hi vọng bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại rau dân gian này. Những thông tin của cây cũng như công dụng của rau càng cua nhé.
1. Sơ lược về rau càng cua
Rau càng cua là loại rau được nhiều người dân Việt Nam sử dụng , bởi rau có chất dinh dưỡng rất cao trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời nó còn là thảo dược quý hiếm, chữa được nhiều bệnh khác nhau.
Định nghĩa rau càng cua
Rau càng cua là một loài thảo mộc có rễ nông mọc quanh năm và thường có chiều cao 15−45 cm.
Có thân mọng nước, lá hình tim, hạt nhỏ dễ phát tán đi xa.
Khi nghiền nát, rau có mùi như mù tạt.
Rau càng cua thuộc họ hồ tiêu, họ cây có khoảng 12 chi với 3.000 chủng loại.
Tên khoa học của rau càng cua là Peperomia Peliucida
Đặc điểm của rau càng cua
Đây là loại cây thân thảo, phần nhánh cao khoảng 20 – 40 cm, thân cây cứa nhiều nước và nhớt, nhỏ và nhẵn. Lá cây rau càng cua hình trái tim nhọn và có màu xanh trong. Rau có màu xanh nhạt, toàn thân nhớt, nhẵn, lá mọc so le, có cuống, phiến lá màng.
Hình ảnh rau cành cua trong suốt, hình tam giác –  trái xoan, hình tim ở gốc, hơi tù và nhọn ở chop.
Hoa rau càng cua mọc thành từng chùm dài ở đầu cây, hợp thành bông dạng sợi có cuống ở ngọn.
Hoa dài gấp 2-3 lần lá, quả mọng hình cầu, đường kính 0,5mm, mũi nhọn, cứng, ngắn ở đỉnh.
Khi còn nhỏ thì rau mọc thẳng đứng rồi dần bò lan ra mặt đất, thân chia ra thành nhiều nhánh nhỏ.
Rễ chùm phát triển mạnh trong điều kiện môi trường sống ẩm ướt, mát mẻ.
Cây rau càng cua có sức sống rất mãnh liệt, thường mọc những nơi ẩm thấp, mương rạch, vách tường, trên đá.
Mùa rau càng cua ra hoa vào tháng giêng hay tháng 8 âm lịch.
Rau càng cua phát tán rất mạnh, nhờ điều kiện thiên nhiên. S
Rau những trận mưa, chúng rất xanh tốt và phát triển rất nhanh.
Môi trường sống của rau càng cua
Ra hoa quanh năm, rau được tìm thấy ở nhiều môi trường bóng râm, ẩm ướt khác nhau trên khắp châu Á và châu Mỹ. Nó phát triển thành từng đám, phát triển mạnh trong đất lỏng lẻo và khí hậu nhiệt đới đến cận nhiệt đới.
Một số quốc gia khác trong đó có Philippine, lá càng cua có tác dụng chữa các vết loét và ung nhọt. Đặc biệt tại Trung Quốc và Braxin, cây càng cua dùng chữa mụn nhọt, lở loét da và nước ép từ thân và lá của nó trị được bệnh về mắt như viêm kết mạc.
Theo công dụng dân gian của người Java, lá càng cua nghiền nát dùng đắp để trị sốt rét, đau đầu còn nước ép từ lá dùng uống trị đau bụng.
Ngoài trị ho, thuốc sắc từ lá càng cua còn dùng trị sốt, bệnh cảm thông thường và ăn sống chữa đau đầu, đau rát cuống họng, cao huyết áp và những vấn đề về tuyến tiền liệt.
Tại nhiều quốc gia vùng nhiệt đới, cây càng cua được xem như một thứ gia vị và dùng trong chế biến món trộn hoặc chiên xào. Người châu Phi thỉnh thoảng có ăn rau càng cua và đôi khi trồng cây để làm cảnh.
Ở nước ta, cây càng cua mọc khắp nơi, nhân dân thường lấy về luộc hoặc xào với tỏi có thể làm rau sống ăn rất bổ và mát. Cây được sử dụng làm thuốc thường dùng tươi vì cây mọc suốt bốn mùa.
Thành phần dinh dưỡng
Về thành phần dinh dưỡng rau càng cua chủ yếu 92% nước, do đó ăn loại rau này rất mát, có tác dụng thanh nhiệt. 8% thành phần còn lại là các vitamin và khoáng chất.
Trong 100g rau càng cua có 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magiê, 5,2mg vitamin C. Ăn 100g rau càng cua nghĩa là cơ thể đã được cung cấp 24 calori.
Rau càng cua được dân gian truyền tại nhau là”rau trời” bởi nó mọc hoang dại ở mọi nơi. Rau càng cua rất dễ sống, mọc thấp và mọc nhiều vào mùa mưa. Thành phần dinh dưỡng trong rau càng cua tươi chủ yếu là nước. Vì vậy, loại rau này rất mát và có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Ngoài nước 8% còn lại trong rau càng cua là các loại vitamin và khoáng chất. Trong 100gr rau càng cua cung cấp cho cơ thể 24 calo.
Vitamin trong tác dụng của rau càng cua giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ăn rau càng cua tươi thường xuyên giúp cơ thể bạn phòng tránh được bệnh xơ vữa động mạch.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, rau càng cua có lượng photpho và canxi lớn hơn cả rau muống. Vì vậy sử dụng rau càng cua trong bữa ăn thường xuyên sẽ giúp trẻ em ngăn ngừa chứng bệnh còi xương và phát triển xương tốt. Đồng thời, rau càng cua còn có khả năng chữa bệnh loãng xương ở người lớn.
Khi so sánh hàm lượng dinh dưỡng của rau càng cua với các loại rau khác cho thấy rau càng cua tốt hơn cả cà rốt về lượng chất beta – caroten (Tiền vitamin A) rất tốt cho mắt. Rau càng cua giúp sáng mắt, tăng cường thị lực và rất tốt cho những người thiếu máu.
Sử dụng
Rau được sử dụng như một mặt hàng thực phẩm cũng như một loại thảo dược. Mặc dù chủ yếu được trồng để lấy lá trang trí, toàn bộ cây đều có thể ăn được, cả nấu chín và sống.
Người ta cũng nói rằng nó có thể là một chất làm lạnh tốt.
Công dụng của rau càng cua
Chống viêm: Rau càng cua là một vị thuốc truyền thống dùng trong điều trị sốt, ho, cảm lạnh, đau đầu và viêm khớp. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất từ loại rau này có tác dụng kháng viêm và giảm đau do có sự hiện diện của chất prostaglandin tổng hợp. Một nghiên cứu khác trên thỏ cho thấy rau càng cua còn có tác dụng hạ sốt tương đương với thuốc aspirin.
Ngăn ngừa ung thư: Một nghiên cứu đã tiến hành tách các hợp chất từ rau càng cua và phát hiện rau có tác dụng ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư. Điều này cho thấy tiềm năng của loại rau này trong việc điều chế các loại thuốc điều trị ung thư.
Chống oxy hóa: Rau càng cua còn có khả năng thu gom và tiêu hủy các gốc tự do có hại cho cơ thể. Ngoài ra, chất beta caroten trong loại rau này còn là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.
Kháng khuẩn: Các chất patuloside A và axanthone glycoside được tìm thấy trong rau càng cua có tác dụng kháng khuẩn phổ rộng.
Ngừa viêm khớp: Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chiết xuất từ rau càng cua kết hợp với thuốc Ibuprofen có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của viêm khớp, đặc biệt là các triệu chứng có liên quan đến bệnh viêm khớp gối.
Giảm nồng độ axit uric trong máu: Một thử nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất từ rau càng cua có thể kiềm hãm nồng độ cao của axit uric trong máu. Trong thí nghiệm trên, những con chuột được uống chiết xuất từ rau càng cua có thể giảm 44% nồng độ axit uric trong máu. Kết quả này cho thấy nhiều hợp chất chiết xuất tự nhiên từ rau càng cua có thể dùng để thay thế cho thuốc allopurinol trong việc điều chỉnh mức axit uric trong máu.
Ức chế chứng rối loạn cảm xúc: Trong một thử nghiệm ở Bangladesh, các nhà khoa học đã cho chuột dùng thuốc Nikethamide để kích thích sự phấn khích. Sau đó, chuột được cho dùng chiết xuất từ rau càng cua. Kết quả từ cuộc thử nghiệm này cho thấy loại chiết xuất này chứa một số hợp chất có tác dụng tốt trong điều trị rối loạn cảm xúc quá mức.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau càng cua:

Viêm họng: rau càng cua 50 - 100g, rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liền 3-5 ngày.

- Tiểu đường: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm (có thể dùng chanh), ếch 1 con (100g), lột da, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng. Tất cả trộn đều, ăn tuần 2-3 lần.

-Thiếu máu: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn, nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần.

- Lợi tiểu: Rau càng cua 150-200g, rửa sạch, cho 300ml nước đun sôi , chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.

- Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): Rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.

- Chín mé (sưng tấy, chưa vỡ mủ): Rau càng cua 100 - 150g, cho 250ml nước, đun sôi chia 2 lần uống trong ngày. Bã đắp ngoài.

- Mụn nhọt: Rau càng cua 150g, rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống.

- Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.

Có người còn cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.

Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.
Một số món ngon từ rau càng cua
Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ loại rau này, không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn chứa khá ít calo, rất thích hợp để duy trì vóc dáng thon gọn cho bạn:
Rau càng cua trộn thịt bò là món ăn nhìn rất tươi ngon, hương vị chua ngọt của rau xanh với thịt bò đậm đà dễ giúp bạn khai vị thật ngon miệng.
Ngoài ra, bạn còn có thể làm gỏi rau càng cua với thịt gà hay gỏi rau càng cua tôm, rau càng cua trộn trứng tùy theo sở thích.
Đơn giản hơn, trong bữa cơm hàng ngày, bạn có thể chế biến rau càng cua nấu canh với thịt băm giúp thanh nhiệt cơ thể.
Cách làm rau càng cua khá đơn giản, loại rau này lại mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe, mong rằng bạn sẽ chế biến cho gia đình thật nhiều món ngon từ rau càng cua. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý những điều cần tránh khi sử dụng rau càng cua nhé.
Lưu ý khi dùng rau càng cua
Loại rau này chống chỉ định sử dụng đối với người có phản ứng nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của rau. Hiện nay chưa có các dữ liệu lâm sàng đầy đủ chứng minh về các phản ứng đối với thai nhi và em bé nên phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên tránh ăn loại rau này.
Một vài nghiên cứu cho thấy loài cây này chứa chất tổng hợp prostaglandin, là các acid béo không bão hòa ở các mô, có vai trò như một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và nhận cảm đau, ngoài ra còn có các tác dụng sinh lý ở các mô riêng biệt, gây trở ngại cho thai nhi và em bé.
Rau càng cua khi ăn có mùi mù tạt và có thể gây ra các triệu chứng như hen suyễn đối với người nhạy cảm với thành phần của rau. Hiện vẫn chưa có các nghiên cứu lâm sàng thử nghiệm về độc tính của rau càng cua trên cơ thể người. Tuy nhiên, khi thí nghiệm trên động vật, việc dung nạp tinh chất dạng nước của rau càng cua trong 14 ngày cho thấy loại rau này không gây ra các phản ứng có hại cho động vật.
Trên đây là tất cả những thông tin bổ ích về rau càng cua đối với sức khỏe con người. Hi vọng bài viết Phúc Nguyên Đường sẽ giúp một phần nào các thông tin về thảo dược quý hiếm này . Chúc bạn ngày mới an lành!

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

ghgh



Xuyên tâm liên (Cây cồng cộng) được y học cổ truyền đánh giá như một loại kháng sinh thực vật chuyên dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm. Ở bài viết này Caythuoc.org sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách dùng vị thuốc này.
Xuyên tâm liên còn được gọi là cây cồng cộng, khổ đảm thảo… Xuyên tâm liên được coi như một loại kháng sinh thực vật. Vì vậy ta có thể sử dụng vị thuốc này để điều trị các chứng bệnh viêm nhiễm, cảm cúm thông thường thay thế cho thuốc kháng sinh (Mà không lo sợ về tác dụng phụ).

Cây xuyên tâm liên được dùng nhiều trong những năm chiến tranh để thay thế cho thuốc kháng sinh. Ngày nay do sự phổ biến của thuốc kháng sinh mà vị thuốc này ít được sử dụng. Kinh nghiệm cho thấy dùng xuyên tâm liên mang nhiều lợi ích hơn so với dùng thuốc kháng sinh.

Tên khoa học
Andrographis paniculata. Thuộc họ ô rô (1)

Khu vực phân bố
Cây xuyên tâm liên thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta, ngoài ra cây cồng cộng cũng có mọc ở một số tỉnh miền Trung. Các bạn xem hình ảnh để có thể nhận biết cây thuốc này ngoài tự nhiên.

Cây xuyên tâm liên

Bộ phận dùng
Toàn cây gồm: Lá, thân và rễ được dùng làm thuốc. Cây được thu há quanh năm, mùa hè ta thường dùng thân lá, mùa đông dùng rễ đem cắt ngắn, phơi khô để làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong cây có hàm lượng tanin khá cao, ngoài ra còn có glucozit đắng androgaphiolide, neoandrographiolide (3)


Tính vị
Cây có vị đắng, tính mát. Vào 2 kinh phế và can.
* Công dụng của xuyên tâm liên
Y học cổ truyền coi xuyên tâm liên là vị thuốc điều trị các bệnh viêm nhiễm. Dưới đây là một số công dụng chính của vị thuốc này:
Tác dụng thanh nhiệt, giải độc (Kinh nghiệm dân gian)
Điều trị viêm đường hô hấp như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản… (2)
Điều trị viêm hệ tiêu hóa: viêm ruột cấp, viêm dạ dày cấp, đau bụng, đi ngoài… (3)
Điều trị viêm nhiễm cấp hệ bài tiết: viêm thận cấp, viêm tiết niệu, viêm bàng quang… (3)
Điều trị viêm gan cấp, vàng da, viêm gan B (3)
Đắp ngoài để điều trị rắn độc cắn (Kinh nghiệm dân gian)
Điều trị mọn nhọt, viêm nhiễm (Kinh nghiệm dân gian)
Cách dùng, liều dùng
Dưới đây là cách dùng xuyên tâm liên làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian:
Dùng hàng ngày thanh nhiệt giải độc: 30g cây khô đun nước uống hàng ngày.
Điều trị viêm xoang mãn, viêm phổi, viêm phế quản, ho: Xuyên tâm liên 15g, kim ngân hoa 10g, củ bách bộ 10g, củ mạch môn khô 10g. Đun với  1 lít nước uống trong ngày. Dùng liên tục 1 tuần.
Điều trị viêm nhiễm đường tiêu hóa, kiết lỵ: Xuyên tâm liên 20g, khổ sâm 10g đun nước uống trong ngày.
Điều trị viêm gan cấp tính: Cây cồng cộng 25g, cây xạ đen 15g, cây an xoa 15g đun nước uống hàng ngày.
Điều trị viêm gan B: Xuyên tâm liên 15g, cà gai leo 25g, cây xạ đen 25g đun với 1 lít nước để uống trong ngày. Bệnh nhân uống liên tục trong 3 tháng.
Điều trị rắn độc cắn: Dùng lá cây giã nát đắp vào vết cắn. Kết hợp dùng 30g thân, lá cây đun nước uống.
Điều trị mụn nhọt, viêm nhiễm ngoài da: Dùng lá tươi giã nát đắp vết thương.
Lưu ý khi sử dụng
Hiện tại thì chưa có bất kỳ nghiên cứu chính thức nào về mức độ an toàn khi sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc từ cây xuyên tâm liên nhưng theo chúng tối thì những đối tượng sau đây cần đặc biệt chú ý:
Không dùng cho phụ nữ mang thai vì có thể gây sảy thai .vì đây là những đối tượng thường rất nhạy cảm đối với các chất lạ
Người tỳ vị hư hàn không nên dùng .
Với trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng trong thời gian dưới 1 tháng, không uống kéo dài
Nếu bệnh nhân mắc bệnh viên quan tới sinh sản, khó có con thì không nên dùng
Xuyên tâm liên làm chậm quá trình đông máu, vì vậy người sau phẫu thuật, người trấn thương chảy máu không nên dùng
Xuyên tâm liên làm giảm huyết áp, vì vậy người huyết áp thấp thận trọng khi sử dụng vì có thể gây tụt áp đột ngột (3)
Thận trọng khi uống xuyên tâm liên với các loại thuốc sau
Thuốc điều trị cao huyết áp
Thuốc ức chế miễn dịch (Giảm miễn dịch)
Thuốc chống đông máu
Viêm loét đại tràng, khả năng lưu thông mạch máu kém, có bệnh liên quan đến mật cũng cần phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng



fgh


Kế hoạch nhà một tầng là một lựa chọn tuyệt vời khi xây dựng trên vùng đất rộng lớn . Do đó lựa chọn biệt thự 1 tầng sẽ mang lại cho ngôi nhà mới của bạn một diện mạo truyền thống tuyệt vời.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vì sao thiết kế biệt thự biệt thự 1 tầng hot nhất năm 2019 nhé.

1. Thiết kế nhà biệt thự 1 tầng như thế nào?

Biệt thự 1 tầng hay còn gọi là biệt thự vườn, biệt thự nhà vườn 1 tầng.
Chúng có đa dạng lối kiến trúc như :
·        Biệt thự 1 tầng cổ điển.
·        Biệt thự 1 tầng tân cổ điển.
·        Biệt thự 1 tầng hiện đại.
Thông thường thiết kế này được thiết kế trên 1 diện tích sàn không có cầu thang lên tầng.
Mọi công năng được bố trí, sắp xếp trên mắt đất. Do việc tiếp xúc nhiều với mất đất và thiên nhiên nên diện tích của những mẫu biệt thự này thường có diện tích khá rộng.
Các mẫu biệt thự 1 tầng thường được chia làm nhiều phần khác nhau như sau:
Phong cách thiết kế: Mẫu biệt thự vườn 1 tầng cổ điển, tân cổ điển, hiện đại, kiểu pháp, phong cách châu Âu, phong cách Nhật Bản…
Theo quy mô phòng:
Mẫu biệt thự 1 tầng 2 phòng ngủ, 3 phòng ngủ, 3 phòng ngủ, 5 phòng ngủ, có gác lửng …
Theo khối hình và mái :
 Mẫu biệt thự 1 tầng mái thái, mái dóc, mái ngói, mái bằng…
Đặc điểm thiết kế biệt thự 1 tầng :
Ưu tiên không gian sử dụng:
Do xây dựng và sinh hoạt của gia đình tập trung vào một diện tích duy nhất nên thiết kế thường ưu tiên không gian sử dụng nên tối giản các chi tiết xây dựng không quá cần thiết.
Thiết kế thường thân thiện với thiên nhiên, các ô cửa, hành lang…
 Để ánh sáng tự nhiên, không khí thoáng đãng được đưa vào một cách tự nhiên nhất.
Hạn chế phân chia không gian: Do mục đích thân thiện với thiên nhiên nên sẽ hạn chế các vách ngăn trong nhà.
Số phòng: Không giới hạn, tùy vào nhu cầu sử dụng của gia chủ và diện tích của đất mà chia nhiều phòng hay ít phòng. Các phòng chủ yếu thường từ 2-5 phòng.
2. Lưu ý khi thiết kế biệt thự 1 tầng.
Thiết kế biệt thự 1 tầng có nhiều phong cách khác nhau như thiết kế biệt thự 1 tầng cổ điển, tân cổ điển, hiện đại, phong cách hoàng gia,….
Tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu của gia chủ để chọn cho mình phong cách phù hợp nhất. Vậy nên khi lên kế hoạch thiết kế cần phải lưu ý những điểm sau:
2.1 Ví trị xây dựng biệt thự 1 tầng
Thông thường khi xây dựng biệt thự 1 tầng thì gia đình có diện tích khá rộng. Vì vậy sẽ có khoảng sân vườn được bố trí nhằm tạo nên sự thoáng mát.
Đảm bảo yếu tố 4 mặt của biệt thự để tiếp xúc với thiên nhiên. Để đảm bảo không gian rộng thoáng ở phía trước cũng như tạo cảm giác an toàn. Hướng nhà nên nhìn về phía thấp.
Nhiều gia đình không để ý tới lưu ý này dẫn đến biệt thự hoàn thành gặp rất nhiều bất cập.Đặc biệt là khả năng thông thoáng và khoảng sân vườn không được cân đối.
Đó là lý do bạn cần tuân thủ đúng ví trí xây dựng biệt thự 1 tầng .

2.2. Vị trí gara khi thiết kế biệt thự 1 tầng
Hầu hết các gia chủ xây dựng biệt thự đều có thiết kế gara riêng. Nên tính toán tỉ mỉ đảm bảo được sự an toàn khi lên xuống xe. Tránh đoạn cua gấp hoặc lên xuống xe đột ngột.
Khi thiết kế bạn nên tìm hiểu kỹ khu đất của nhà mình nhé.
2.3. Vị trí sân vườn trong thiết kế biệt thự 1 tầng
Trong thiết kế biệt thự đẹp 1 tầng thì vị trí sân vườn rất quan trọng. Nó là yếu tố chính quyết định đến thẩm mỹ cũng như độ thông thoáng của ngôi nhà.
Nên thiết kế nhà và vườn cùng lúc để đảm bảo sự nhất quán. Chiều cao và thiết kế của cây cũng tác động không nhỏ đến thiết kế sân vườn.
2.4. Vị trí ao, hồ nước trong thiết kế biệt thự 1 tầng
Nhiều gia chủ có diện tích lớn thường yêu cầu thiết kế thêm ao, hồ nước. Nhằm điều hòa không khí biệt thự thêm xanh mát. Nên kiến trúc nên vừa đảm bảo hợp phong thủy, tính thẩm mỹ cho tổng thể căn nhà.
Trên đây là những đặc điểm và lưu ý khi thiết kế biệt thự 1 tầng. Vậy bạn quan tâm đến thiết kế hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn nhé.

ghgh


Biệt thự 2 tầng tân cổ điển  là mẫu thiết kế hot nhất năm 2019.  Biệt thự 3 tầng tân cổ điển là sự kết hợp giữa tinh hoa giữa cổ điển và hiện đại. Với thiết kế này loại bỏ những nét rườm rà mà thay vào đó là sự tinh tế và sang trọng. 
Điểm mạnh của thiết kế này là không gian rộng nên kết hợp với tiện nghi hiện đại tạo nên giá trị cho biệt thự.
Tuy nhiên để có một thiết kế biệt thự 2 tầng tân cổ điển có giá trị và sang trọng . Khi lên ý tưởng thiết kế cần lưu ý những kiến thức cơ bản sau:
1. Đặc điểm của biệt thự 2 tầng tân cổ điển.
Phong cách thiết kế biệt thự 2 tầng tân cổ điển hiện nay là xu hướng mà các gia đình trẻ hướng tới. Với kiến trúc cổ điển, mang đến sự sang trọng, ấn tượng riêng biệt.
Đặc điểm không gian:
Phòng khách trong thiết kế biệt thự 2 tầng tân cổ điển cũng thường sử dụng tông trắng, xám, được kết hợp từ đá ốp lát phòng khách.
Để tăng phần ấn tượng cho ngôi biệt thự thì giấy dán tường, đá lát sàn cao cấp, các chi tiết cầu thang màu tối sẽ góp phần tạo nên sự tương phản mạnh mẽ, để lại ấn tượng sâu sắc
Bố cục của biệt thự 2 tầng tân cổ điển.
Chúng ta hiểu rõ để thiết kế bố cục của ngôi nhà rất quan trọng . Khi xây dựng cần phải tính toán kĩ lưỡng khi lên phương án thiết kế. Bố cục làm sao thể hiện được sự toát lên phong cách cổ điển và hiện đại của biệt thự.
Màu sắc thiết kế biệt thự.
Trong thiết kế biệt thự tân cổ điển thì yếu tố màu sắc càng được quy đình một cách rõ ràng.
Thông thường loại hình nhà này chủ yếu dùng hai màu vàng kem và trắng. Không nên sử dụng quá nhiều màu sắc với tông tương phản để tránh sự rối mắt, không tạo được điểm nhấn
2. Những lưu ý khi thiết biệt thự 2 tầng tân cổ điển
Hiện nay mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng tân cổ điển được nhiều người lựa chọn. Để lên được thiết kế biệt thự chuẩn nhất chúng tôi gởi tới bạn những lưu ý sau nhé.
2.1  Thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển phải phù hợp với không gian gia chủ.

Biệt thự 2 tầng tân cổ điển xây dựng trên không gian đất rộng tạo nên quy mô biệt thự khá rộng. Nên thiết kế sao cho phù hợp với mảnh đất rộng lớn đó mà vẫn sang trọng và tinh tế. Thiết kế các sảnh đi lại thuận tiện cho gia chủ nhưng vẫn lưu thông được sự thông thoáng.
Đối với các cửa chính hay cửa sổ nên thiết kế sao cho lấy đủ ánh sáng bên ngoài vào. Các cột nhà hay lan can thường thiết kế theo phong cách tân cổ điển mang lại nét đặc biệt cho tổng thể ngôi nhà.
Một điểm nữa chính là cách bố trí cây xanh cho biệt thự sao cho ngôi nhà được mát mẻ. Nhất là gắn kết giữa thiên nhiên và không gian sống của gia chủ , vừa hợp phong thủy hợp lý nhất.
2.2. Thiết kế biệt thự 2 tầng tân cổ điển phù hợp với phong thủy.

Khi lên ý tưởng thiết kế kiến trúc sư nên tính toán và cân nhắc tất cả các yếu tố phong thủy phù hợp với gia chủ. Ngôi nhà hợp phong thủy khi đem lại măn mắn , cát tường, thịnh vượng, sức khỏe trong gia đình.


2.3.Thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển phù hợp với mức chi phí đầu tư
Khi có ý định xây dựng biệt thự 2 tầng tân cổ điển gia chủ đã tính toán kỹ lưỡng . Bao gồm từ khâu lên bản vẻ thiết kế sao phù hợp với các yếu tố sau: hợp phong thủy, cảnh quan như thế nào, phối hợp thiết kế sao cho phù hợp mắt thẩm mỹ của gia chủ , chi phí đầu tư vào ngôi nhà là bao nhiêu?
Trong đó vấn đề mức đầu tư là bao nhiêu là quan trọng nhất . Xây như thế nào để phù hợp với mức chi phí gia chủ đưa ra. Không thể xây như thế nào là được, mà làm sao không vượt qúa mức chi phí đa ra ban đầu.
Kết luận: Trên đây là những lưu ý khi thiết kế biệt thự 2 tầng tân cổ điển . Bạn có thể tham khảo để lên được ý tưởng thiêt kế chuẩn nhất nhé. Chúc các bạn có những tính toán tốt nhất để tạo nên một biệt thự hoàn hảo nhất.

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

fg


Bạn biết đấy thiên niên kiện là một loại thảo dược quý, được sử dụng nhiều nhất trong việc điều trị bệnh xương khớp. Tuy nhiên, không chỉ có thế, công dụng của thiên niên kiện còn có thể giúp ích nhiều hơn thế trong cuộc sống con người. Hãy cùng Phúc Nguyên Đường tham khảo qua bài viết này nhé.
Cây thuốc thiên niên kiện là gì ?
Cây thiên niên kiện (tên khoa học: Homalomena) là một chi thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae).
Ước tính cây thuốc này chứa khoảng từ 80 tới 150 loài, The Plant List chấp nhận 106 loài.
Cây thuốc này chủ yếu được tìm thấy tại Nam Á và tây nam Thái Bình Dương, nhưng chỉ có một ít loài bản địa của khu vực Nam Mỹ.
Nhiều loài cây thiên niên kiện có mùi nồng như mùi của hồi.
Tên gọi khoa học của cây này xuất phát từ phiên dịch tên địa phương trong tiếng Mã Lai, được dịch thành homalos, nghĩa là phẳng, và mene nghĩa là Mặt Trăng.
Các loài trong cây này là cây lâu năm, mọc thành bụi với lá thường xanh hình tim hoặc hình mũi tên.
Cây có hoa nhỏ và không có cánh hoa, bao bọc trong mo hoa thường hơi xanh và ẩn trong các lá.
Mô tả về cây cây thuốc thiên niên kiện
Tên khác thường gọi là: Sơn thục, Sơn phục.
Tên khoa học thường gọi là: Homalomena occulta
Đặc điểm thực vật:
Cây sống lâu năm nhờ thân rễ mập, bò dài, thơm, khi bẻ ngang có xơ như kim.
Cây có lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng, dài tới 30cm, có 3 cặp gân gốc, 7-9 cặp gân phụ.
Có cụm hoa là những bông mo, có mo màu xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng 3-4cm, ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn.
Cây có quả mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch. Mùa hoa thường nở vào tháng 4-6, mùa quả tháng 8-10.
Nơi sống và thu hái:
Cây thiên niên kiện có nguồn gốc từ Malaysia và châu Ðại Dương, mọc hoang ở rừng, nơi ẩm ướt cạnh suối hay dọc theo hai bên bờ khe suối. Cây được trồng để làm thuốc chữa các bệnh về phong khớp tốt.
Đây cũng là loài cây bản địa của Việt Nam và các tỉnh miền nam Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam). Cây mọc hoang tại các thung lũng, sườn đồi có độ cao từ 80 m đến 1100 m.
Cây thuốc thiên niên kiện được trồng bằng thân rễ.
Vào mùa chúng ta thu hái thân rễ già, rửa sạch, chặt thành từng đoạn ngắn 10-20cm, sấy nhanh dưới nhiệt độ 50oC cho khô đều mặt ngoài .
Sau đó đem đi làm sạch vỏ, nhặt bỏ các rễ con, sau đó đem phơi hay sấy khô.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân mắc chứng phong tê thấp (Phong, thấp ngưng trệ biểu hiện như cảm giác lạnh và đau ở lưng dưới và đầu gối, đau mỏi cổ vai gáy và co thắt hoặc tê cứng chân)
Người già bị đau nhức xương khớp
Bệnh nhân vôi hóa đốt sống, thoái hóa xương khớp
Bệnh nhân viêm đau dạ dày
Kiềng kỵ:
Không nên dùng cho người âm hư hoả vượng, người háo khát, táo bón, đau đầu.
Chú ý:
Vị thuốc có tác dụng trừ phong chỉ thông tương đối mạnh, nên có thể phối hợp với một sô vị thuốc khác làm thuốc xoa bóp sưng khớp cơ nhục.
Vị thuốc có mùi thơm mạnh, thường được dùng cho vào thuốc ngâm rượu (với lượng vừa phải); đặc biệt các thuốc có vị tanh như rượu rắn, rượu tắc kè.
Công dụng và cách sử dụng của cây thuốc thiên niên kiện
Thiên niên kiện vị đắng, cay, hơi ngọt tính ôn, vào 2 kinh can và thân.
Cây có tác dụng khử phong thấp, mạnh gân cốt.
Cây thuốc này dùng chữa phong thấp, khớp xương đau nhức, co quắp, tê dại.
Cây thiên niên kiện còn là một vị thuốc nhân dân dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức dùng trong bệnh người già bị đau người, đau dạ dày, đau khớp xương.
Kích thích giúp sự tiêu hóa tốt nhất cho cơ thể người bệnh.
Chữa thấp khớp, đau nhức xương
– Dùng 6 – 12gr thiên niên kiện sắc uống mỗi ngày
– Thiên niên kiện 10gr, hay thiêm 20g, mộc qua 15gr, ngưu tất 5gr. Sắc uống một thang/ngày.
– Thiên niên kiện, dây chiều, kê huyết đằng, đan sâm, thục địa, xích thược, thổ phục linh, độc hoạt, khương hoạt, tang ký sinh, đỗ trọng mỗi vị 12gr; đảng sâm 20gr, hoài sơn 16gr, ngưu tất 10gr, nhục quế 8gr. Chúng ta đem sắc uống ngày 1 tháng nhé.
– Thiên niên kiện, kê huyết đằng, hà thủ ô trắng, ngũ gia bì mỗi thứ 50gr ngâm rượu cùng rắn hổ mang, rắn ráo, rắn cạp nong, sau ba tháng thì uống theo bữa cơm mỗi lần một chén nhỏ.
– Thiên niên kiện 12gr, rễ cỏ xước 40gr, hy thiêm 28gr, thổ phục linh 18gr, cỏ mực 16gr, ngải cứu 12gr, thương nhĩ tử (sao vàng) 12gr. Sắc uống một thang/ngày.
– Thiên niên kiện 12gr, rễ bưởi bung 10gr, quả dành dành 8gr. Cây thuốc đem sắc hoặc ngâm rượu uống tốt.
Thiên niên kiện trị bệnh xương khớp – Ảnh 6Cây thiên niên kiện có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về xương khớp
– Thiên niên kiện, kim ngân, cỏ xước, thổ phục linh, hy thiêm, ké đầu ngựa, cây xấu hổ, dây đau xương, cà gai leo. Các vị với lượng bằng nhau khoảng 12gr, đem rửa sạch, đun kỹ, cứ 1kg dược liệu khô sắc lấy 1 lít nước thuốc, chế thành rượu thuốc hoặc sirô để uống.
– Thiên niên kiện 12gr, cốt toái bổ 10gr, bạch chỉ 8gr. Chúng ta nên sắc và uống vào trong ngày sẽ tốt cho người bệnh nhé.
Một số công dụng khác của cây thuốc thiên niên kiện hiện nay
Chữa đau bụng kinh hiệu quả
Bài thuốc:
Cây thiên niên kiện, rễ bưởi bung, rễ bướm bạc, gỗ vang, rễ sim rừng, các vị bằng nhau. Trộn các vị vào với nước rồi đem đi sắc. Sắc xong chúng ta để vào lọ thủy tinh kín đáo để uống hàng ngày nhé.
Chữa dị ứng, mẩn ngứa, lở sơn tốt
Thiên niên kiện là vị thuốc được danh y Triệu Học Mẫn (1719-1805) ghi nhận đầu tiên ở Trung Quốc trong sách Bản thảo cương mục thập di biên soạn năm 1803.
Ban biết đấy trong Thiền sư Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu (quyển 10, chương 1, tiết 3) có ghi nhận một bài thuốc kinh nghiệm rất hay: dùng Thiên niên kiện và hạt Gấc mài với rượu ngon phết lên nhọt độc chạy chỗ này sang chỗ khác.
Trong  đó Hồng Nghĩa giác tư y thư cũng của  Tuệ Tĩnh, do Y viện triều Lê Dụ Tông khắc in năm 1723, thì ghi nhận vị thuốc này dưới các tên Ráy xước hay Sơn phục:  “cây Ráy xước người rằng Sơn phục” (Nam dược quốc âm phú). 
Một số nơi như Quảng Nam ngày nay vẫn gọi tên Sơn phục, Thần phục hay Tầm phục cho các loài Thiên niên kiện.
Bài thuốc:
Gồm cây thuốc thiên niên kiện, sả, gừng mỗi vị 10gr. Các vị thuốc đó trộn lẫn vào nhau, sắc với nước đem để vào lộ thủy tinh uống hàng ngày.
Chữa đau gân cốt và sợ nước nhanh chóng và hiệu quả
Bài thuốc:
Gồm cây thiên niên kiện 8gr, bạch chỉ 8gr, cốt toái bổ 10gr. Đem tất cả đem sắc uống trong ngày thay nước lọc bạn nhé.
Ngâm rượu uống để mạnh gân cốt
Bài thuốc:
Cây thuốc thiên niên kiện 80gr, đương quy 100gr, sinh địa 120gr, thực địa 120gr, ba kích 100gr, đỗ trọng 80gr, trần bì 20gr, cam thảo 20gr.
Tất cả đem ngâm chung với 2 lít rượu trắng tốt, ngâm từ 3 – 4 tuần tùy theo mùa, ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 20ml.
Thiên niên kiện trị bệnh xương khớp – Ảnh 7Thân và rễ của cây thiên niên kiện được dùng làm vị thuốc trong Đông y tốt nhất hiện nay.
Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc thiên niên kiện
Cây thuốc thiên niên kiện là loại thảo dược rất tốt, nhưng chỉ được sử dụng khi thật sự có bệnh với liều lượng vừa phải, từ 5 – 10gr, với những người không có bệnh hay bị âm hư nội nhiệt, hoặc dùng quá liều thì dễ dẫn đến ngộ độc.
Người bị ngộ độc thường có biểu hiện: Buồn nôn, lợm giọng, choáng váng, co giật, sùi bọt mép, lưng ưỡn cong, đầu gáy cứng đơ.
Cây thuốc thiên niên kiện còn chữa bệnh xương khớp và các bệnh khác rất đơn giản, mang lại hiệu quả cao và an toàn hiệu quả.
Tuy nhiên khi bạn sử dụng, người bệnh cũng cần lưu ý tránh dùng cho các trường hợp bị táo bón, nhức đầu, người âm hư nội nhiệt.
Vì vậy khi sử dụng cây thuốc tốt nhất nên có sự tư vấn và theo dõi của thầy thuốc để thuốc được hiệu quả hơn.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng của người bệnh để biết được sử dụng thuốc có hiệu quả và an toàn không.
Cách bảo quản cây như thế nào ?
Cây thuốc này thuộc loại cây thân thảo nên cần phải sấy khô tránh tình trạng ẩm mốc.
Cách bảo quản tốt nhất là khi sấy khô xong chúng ta nên cất vào lọ thủy tinh để dùng dần.
Tránh tình trạng để thảo dược tiếp xúc với ánh nắng và không trong thời gian dài
Khi uống cây thuốc thiên niên kiện nên kiêng gì?
Khi uống thuốc thiên niên kiện để không giảm các đặc tính của thuốc.
Bệnh nhân nên tránh ăn rau muống, đậu xanh và nhất là hạn chế chè khô.
Tuyệt đối không nên ăn các đồ cay và nóng khi đang uống thuốc.
Với bài thuốc này không độc nên người bệnh có thể uống đều đặn 2 tháng.
Sau 2 tháng bạn có thể kiểm tra sức khỏe để cân bằng lại lượng uống thuốc nhé.
Cách lựa chọn cây thuốc thiên niên kiện chất lượng 100% tự nhiên.
Cây thảo dược rất dễ bị trộn các loại cỏ dại khác để thu lại lợi nhuận cao. Chính vì thế các bạn cần biết cách phân biệt cây chất lượng và cây kém chất lượng.
Cây thuốc thiên niên kiện chất lượng có những đặc điểm sau đây:
Kiểm tra thấy hàng mới, màu sáng không xỉn màu
Ngửi thấy có mùi thơm dược liệu
Cây thuốc phải có nguồn gốc rõ ràng
Phải có xuất xứ cụ thể, rõ ràng nhất
Nên có xuất hóa đơn đầy đủ, đúng chuẩn loại.
Phân biệt cây thuốc thiên niên kiện và cây ráy.
Cây ráy và cây thiên niên kiện có hình dáng rất giống nhau do vậy dễ nhầm lẫn. Để phân biệt sự khác nhau giữa cây thiên niên kiện và cây ráy bạn phân biệt bằng cách sau:
– Củ ráy khi phơi khô không có mùi vị gì
– Củ thiên niên kiện khi phơi khô cố mùi thơm của tinh dầu tiết ra. Đây là đặc điểm rễ phân biệt nhất.
Trên đây là tất tần tật các thông tin về cây thuốc thiên niên kiện. Hi vọng qua bài viết của Phúc Nguyên Đường chúng tôi các bạn sẽ hiểu rõ tác dụng cũng như công dụng của cây này.
Chúc các bạn một ngày làm việc tốt đẹp nhé.